0 sản phẩm

BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI (ASF)

  • Mã sản phẩm: BE2050
  • Tình trạng: Còn Hàng
Liên hệ
Giá sau Thuế: Liên hệ

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với lợn nhà và lơn rừng rất dễ bị mắc phải. Bệnh này được gây ra bởi virus dịch tả lợn chủng cổ điển (African swine fever virus). Bệnh dịch tả lợn không gây nguy hiểm cho con người, nhưng nó có thể gây ra hậu quả nặng nề trong ngành chăn nuôi lợn với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.


BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI (ASF)

1. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là gì?

- Bệnh dịch tả lợn (heo) là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với lợn nhà và lơn rừng rất dễ bị mắc phải. Bệnh này được gây ra bởi virus dịch tả lợn chủng cổ điển (African swine fever virus). Bệnh dịch tả lợn không gây nguy hiểm cho con người, nhưng nó có thể gây ra hậu quả nặng nề trong ngành chăn nuôi lợn với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.

dịch tả lợn Châu Phi - Thietbithuy.vn

Virut dịch tả lợn - thietbithuy.vn

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi

2. Nguồn gốc của tên gọi: bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF)?

- Tên gọi "dịch tả lợn Châu Phi" (African Swine Fever, viết tắt là ASF) vì nó được phát hiện đầu tiên ở Châu Phi vào những năm 1920. Bệnh này đã được xác định ban đầu ở Kenya, khi bệnh lây lan sang các vùng khác trên thế giới (châu Á, châu Âu, châu Mỹ Latinh). Đến năm 2018, bệnh đã lan sang Trung Quốc, gây ra một cuộc khủng hoảng lớn trong ngành chăn nuôi lợn. Tên gọi này đã được giữ nguyên để nhắc nhở về nguồn gốc và tính chất của bệnh giúp những quốc gia và tổ chức quốc tế nhận biết và phân biệt bệnh này với các loại dịch tả lợn khác để triển khai các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của nó.

3. Con đường lây lan dịch bệnh?

- Dịch tả lợn chủ yếu lây lan qua đường tiếp xúc hô hấp hay tiêu hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp với các con heo nhiễm bệnh. Virus có thể tồn tại trong thịt, sản phẩm từ heo bị nhiễm bệnh, cũng như trong các loại muỗi và ký sinh trùng gắn liền với heo. Sự lan truyền của virus này có thể xảy ra thông qua sự tiếp xúc với các chất thải từ heo nhiễm bệnh, các phương tiện vận chuyển heo, và thậm chí qua con người.

con đường lây lan dịch bệnh tả lợn Châu Phi - thietbithuy.vn

Con đường lây lan của virut trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các động vật bị nhiễm bệnh.

4. Đặc điềm nhận biết virus tả lợn châu Phi?

- Là một loại virus gây bệnh ở lợn có kích thước lớn và có nền gen DNA. Dưới đây là một số đặc điểm chính của virus tả lợn Châu Phi:

+ Kích thước và hình dạng: Virus tả lợn Châu Phi có kích thước tương đối lớn so với các loại virus khác. Kích thước của nó dao động từ 175-215 nanomet, là một trong những loại virus lớn nhất được biết đến. Virus có hình dạng khác nhau, từ hình cầu đến hình oval hoặc dạng hình lăng trụ.

+ Bề mặt virus: Virus tả lợn Châu Phi có một lớp vỏ bọc bên ngoài, được gọi là vỏ bọc viral, bao gồm các protein màng (envelope). Vỏ bọc viral này bảo vệ virus khỏi sự tác động của môi trường bên ngoài và giúp nó tồn tại trong môi trường khắc nghiệt trong thời gian dài: ở trong thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng; ở nhiệt độ 56c tồn tại được 70 phút; ở nhiệt độ 60% trong 20 phút; trong máu đã phân hủy được 5 tuần; trong máu khô được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu ở nhiệt độ 4c được 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39c được 150 ngày, trong giăm bông được 140 ngày.

+ Khả năng lây lan: Virus tả lợn Châu Phi là một loại virus rất bền vững và có khả năng lây lan mạnh mẽ. Nó có thể tồn tại trong các sản phẩm lợn bị nhiễm virus, chất thải lợn và môi trường môi trường trong thời gian dài. Virus chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn nhiễm bệnh và lợn khỏe mạnh, hoặc qua tiếp xúc với đồng cỏ, thức ăn hoặc đồ dùng nhiễm virus.

+ Không có vaccin hiệu quả: Hiện chưa có vaccin hoặc liệu pháp điều trị đặc hiệu để chữa trị bệnh dịchVirus dịch tả lợn Châu PhiVirus gây tả lợn Châu Phi ASF

5. Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn:

- Sự suy giảm hoặc mất sự thèm ăn: Lợn bị nhiễm ASF thường không có hứng thú với thức ăn và thường ăn ít hoặc không ăn gì.

- Sự mệt mỏi và giảm sức đề kháng: Lợn bị nhiễm ASF thường có biểu hiện mệt mỏi, lười biếng, và thể hiện sự suy giảm sức đề kháng.

- Sốt: Lợn bị nhiễm ASF có thể có sốt cao, thường trên 40°C (104°F).

- Thay đổi hành vi: Lợn bị nhiễm ASF có thể thay đổi hành vi bình thường như trở nên nổi loạn, kích động hoặc tỏ ra không thoải mái thích nằm chỗ có nước hay bong râm và bỏ ăn.

- Thay đổi về da và niêm mạc:  Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuối, cẳng chân, đa phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có mầu sẫm xanh tím.

- Rụng lông và da xỉn màu: Lợn bị nhiễm ASF có thể rụng lông và da trở nên xỉn màu. Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trọng xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong, túi mật sưng.

- Tiêu chảy và nôn mửa: Lợn bị nhiễm ASF có thể có tiêu chảy nặng và nôn mửa màu vàng hoặc xanh lá cây.

- Chảy máu từ các màng nhầy: Lợn có thể có các dấu hiệu chảy máu từ mắt, mũi, miệng hoặc âm đạo.

- Tử vong:  Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút dịch tả lợn châu Phi trong suốt cuộc đời.Các bệnh tích của dịch tả lợn Châu PhiBệnh tích của dịch tả lợn Châu Phitriệu chứng khi bị dịch tả lợn Châu Phi

6. Cách phòng chống dịch tả lợn châu Phi?

- Người ta chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh dịch tả lợn, do đó, việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh là rất quan trọng. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn, các biện pháp bao gồm cách ly, tiêu hủy và tiêm phòng được áp dụng. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức về bệnh, tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm.

- Bệnh dịch tả lợn đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi heo trên toàn thế giới, và việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh vẫn là một thách thức lớn đối với các quốc gia. Việc hợp tác quốc tế và chấp hành chặt chẽ các quy định và biện pháp phòng ngừa là cần thiết để kiểm soát và tiêu diệt bệnh dịch tả lợn.

Khi chưa có bệnh

+ Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

+ Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

+ Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.

+ Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển  buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn.

+ Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải thực hiện lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.Vệ sinh, sát trùng chuồng trại tại các vùng chăn nuôiVệ sinh, sát trùng chuồng trại tại các vùng chăn nuôi.

Khi có bệnh xuất hiện

+ Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã xã thị trấn, chính quyền địa phương và cơ quan thú y nơi gần nhất bất khi khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.

+ Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y .

+ Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.

+ Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

+ Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; đặc biệt phải dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.Tiêu hủy đàn lợn bị dịch tả lợn Châu PhiTiêu hủy đàn lợn bị dịchChôn tiêu hủy các đàn lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn

7. Làm sao để phát hiện và chuẩn đoán chính xác được lợn bị nhiễm virus dich tả lợn Châu Phi?

- Bản thân người chăn nuôi thường chuẩn đoán bệnh qua kiến thức trên sách báo, kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, kinh nghiệm truyền miệng. Hoặc sẽ báo cho các chuyên gia y tế thú y tới kiểm tra. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp chuẩn đoán sai vì nhiều lí do như: bắt bệnh qua mắt thường không đúng, biểu hiện của lợn phát ra không rõ rang…….

- Phương pháp xét nghiệm bằng cách sử dụng chính mẫu máu của con lợn nghi nhiễm virus sẽ cho ra kết quả chính xác nhất mà k sợ bị nhầm lẫn với virus khác.

BỘ KIT PHÁT HIỆN ACID NUCLEIC VIRUS DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI ( Phương Pháp PCR Huỳnh Quang)

- Sản phẩm xét nghiệm PCR cho bệnh dịch tả lợn là một công cụ quan trọng để xác định sự hiện diện của virus dịch tả lợn chủng tả (ASF) trong mẫu mô, máu hoặc chất dịch từ lợn. Với độ chính xác cao và kết quả nhanh chóng, sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm, kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch tả lợn.

 

+ Phương pháp xét nghiệm PCR Huỳnh quang là gì?

Phương pháp xét nghiệm PCR Huỳnh quang, hay còn gọi là RT-PCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction) Huỳnh quang, là một phương pháp phân tích di truyền tồn tại trong lĩnh vực y học và nghiên cứu sinh học phân tử. Phương pháp này được sử dụng để xác định sự hiện diện và số lượng của một loại RNA cụ thể trong một mẫu.

Quy trình RT-PCR Huỳnh quang bao gồm các bước chính sau đây:

+ Chuẩn bị mẫu: Mẫu được thu thập từ nguồn cần kiểm tra, chẳng hạn như mẫu tế bào hoặc mẫu mô. Mẫu thường phải được xử lý trước để tách RNA ra khỏi các thành phần khác và loại bỏ các chất gây nhiễu.

+ Tạo bản sao DNA: RNA trong mẫu được chuyển đổi thành DNA bằng phản ứng ngược (reverse transcription). Một enzyme gọi là reverse transcriptase được sử dụng để tổ hợp RNA với một mảnh oligonucleotide ngẫu nhiên (primer) và tạo ra một chuỗi cDNA (DNA sao chép ngược).

+ Phản ứng PCR: Trong quá trình này, một loạt các chu kỳ nhiệt đổi nhau được thực hiện để tạo ra hàng triệu bản sao của DNA mục tiêu. Phản ứng PCR bao gồm hai primer, mỗi primer gắn vào một đầu của cDNA mục tiêu, và một enzyme DNA polymerase, nhiệm vụ là sao chép và gia tăng số lượng DNA mục tiêu.

+ Xác định mục tiêu: Trong quá trình PCR, một fluorochrome (một chất phát quang) được thêm vào để gắn liền với các mẫu DNA tương ứng. Khi PCR tiến hành, nếu mẫu chứa DNA mục tiêu, sự gia tăng của DNA sẽ kích hoạt quang phát quang từ fluorochrome. Sự phát quang này có thể được quan sát và đo lường bằng máy phân tích huỳnh quang.

+ Đánh giá kết quả: Kết quả xét nghiệm được đánh giá dựa trên sự hiện diện hoặc vắng mặt của phát quang. Nếu mẫu phát quang, nghĩa là mẫu chứa DNA mục tiêu, ngược lại, nếu không có phát quang, tức là mẫu không chứa DNA mục tiêu.

Phương pháp xét nghiệm PCR Huỳnh quang được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm. Nó cho phép phát hiện và xác định mức độ hiện diện của RNA virus trong mẫu, giúp trong việc xác định nhanh chóng và chính xác các trường hợp nhiễm virus

 

+  Kit test đọc kết quả đúng nhất ở điều kiện môi trường nào?

Hóa chất phải đảm bảo nhiệt độ trong quá trình vận chuyển là 2~8ºC, nhiệt độ bảo quản hóa chất là -20 ±5 ºC tránh ánh sáng. Đồng thời tiến hành thí nghiệm để nhận kết quả đúng nhất cần tuân thủ của quy định ISO17025.

+  Có trường hợp kit test đọc sai kết quả không?

Cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng của bộ kit để có kết quả tối ưu. Sai lệch so với các tiêu chuẩn trong quá trình lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, xử lý và xét nghiệm có thể dẫn đến âm tính giải hoặc sai kết quả xét nghiệm dương tính.

+  Kit test đọc kết quả trong thời gian là bao lâu?

Thời gian cho kit realtime PCR phát hiện ASFV là 1h05min sử dụng trên thiết bị Gentier 96E của hãng TianLong.

+  Hạn sử dùng của kit là bao lâu để đảm bảo chất lượng?

Hạn sử dụng của bộ kit là 1 năm kể từ ngày sản xuất.

+  Kit test bệnh dịch tả lợn mua ở đâu là uy tín nhất?

Với các báo cáo được chứng mình mức độ hiệu quả của bộ kit ASFV được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín và thực tế hiện tại với đánh giá cao của khách hàng TháiViet-Top2 tập đoàn chăn nuôi lớn trong khu vực VietNam về hiệu quả của bộ kit ASF của hãng TianLong.

+ Đặc điểm của bộ kit ASFV

+ Phát hiện đồng thời kiểu gen ASFV I và II

+ Đa dạng loại mẫu: mẫu dịch cơ thể, huyết thanh, máu toàn phần hoặc mẫu mô.

+ Có kiểm soát nội bộ (IC) giúp ngăn chặn kết quả âm tính giả

+ Phù hợp với tất cả hệ thống real-time PCR trên thị trường hiện nay có hai kênh màu là FAM và VIC

+ Độ chính xác cao với thí nghiệm lặp lại 20 lần của cùng 1 mẫu, chênh lệch < 5%

+ Hiệu suất của bộ kit ASFV của hãng TianLong:

+ Giới hạn phát hiện: 500 copies/mL

+ Độ đặc hiệu: Kiểm tra với các tác nhân như virus: CSFV,PRRSV-2,SIV,PCV,PRV và vi khuẩn như Streptococcus, Haemophilus parahaemolyticus, Salmonella và không có phản ứng giữa các tác nhân gây bệnh thông thường khác có cùng vị trí lây nhiễm hoặc triệu chứng tương tự như ASFV

+ Độ chính xác: Xét nghiệm được sử dụng để phát hiện tương tự các mẫu tham chiếu ở nồng độ cao và thấp trong các khoảng thời gian khác nhau trong 20 lần và các giá trị của Ct chênh lệch nhau < 5%

 

Không có đánh giá nào cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Chú ý: Không sử dụng các định dạng HTML!
    Chưa tốt           Tốt

Từ khóa: Dịch tả lợn Châu Phi, triệu chứng dịch tả lơn